Khi nhắc tới bảo hiểm
nhân thọ, có nhiều người nói rằng "tiền đâu mà tham gia bảo hiểm, ăn còn chưa
xong"
Nếu như cuộc sống chỉ đơn giản là Làm - Ăn
- Nghỉ ngơi thì thật tuyệt vời. Nhưng không chỉ có vậy, cuộc sống còn tồn tại
cả những lo lắng về rủi ro của bệnh tật, của những tai nạn bất ngờ. Ấy vậy mà,
khi được hỏi tới việc lập kế hoạch bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bảo vệ tài
chính trước những rủi ro đó bằng bảo hiểm nhân thọ thì có nhiều người nói rằng
"tiền đâu mà tham gia bảo hiểm, ăn còn chưa xong".
Không có tiền để mua bảo
hiểm nhân thọ ư?
Phải chăng, không có tiền để mua bảo hiểm
nhân thọ vì chi phí cho cuộc sống hàng ngày đã là quá nhiều rồi.
Không có tiền để mua bảo hiểm nhân thọ vì
họ muốn dành tiền để đầu tư vào những kênh như chứng khoán, ngân hàng… để có
lợi nhuận cao hơn?
Không có tiền mua bảo hiểm nhân thọ, hay đó
chỉ là cái cớ đằng sau nỗi lo mất tiền khi mua bảo hiểm, nên không dám mua.
Không có tiền mua bảo hiểm nhưng họ biết
dùng điện thoại Smartphone, biết mua sắm cho mình đồ hiệu cả triệu bạc, sơn
móng chân móng tay, xăm mày xăm môi, tóc vàng, tóc nâu… Đàn ông thì chiều nào
cũng làm vài con lô, mấy vại bia, chỉ riêng ăn sáng thôi cũng hết "đôi
trăm", rồi thì mải miết với những chuyến du lịch trong nước có, ngoài nước
có, cùng bạn bè.
Ấy thế mà đến khi bác sĩ gọi : "Người
nhà bệnh nhân X,Y,Z đâu? Nhà có đủ tiền chữa bệnh không? Xuống làm thủ tục nhập
viện, đặt cọc xxx để mổ gấp”. Chắc rằng lúc đó không dám nói rằng: "Bác sĩ
ơi, nhà em không có tiền chữa bệnh đâu, cho nhà em xin về " !. Và đâu đó,
chúng ta lại nghe thấy những câu thở dài “Giá như... có bảo hiểm nhân thọ”
Tôi biết: Có thể
bạn không cần tới Bảo hiểm nhân thọ nhưng bạn thấy đấy, rất có thể bạn sẽ cần
rất nhiều tiền vào lúc quan trọng nhất hoặc lúc bất ngờ nhất của cuộc đời .
Cần phải có bao nhiêu
tiền thì mới có thể “mua” bảo hiểm nhân thọ được
Lúc khó khăn, bạn bè có thể mang cho bạn
mượn số tiền vài triệu hay vài chục triệu. Nhưng chỉ có bảo hiểm nhân thọ mới
sẵn sàng bỏ ra một số tiền cả trăm triệu mà không đòi hỏi bạn phải hoàn trả
lại.
Thực chất, bảo hiểm nhân thọ không mất tiền
mua như mọi người vẫn nghĩ mà ngược lại còn đem lại giá trị kinh tế và đem lại
lợi nhuận. Chắc bạn sẽ rất ngạc nhiên vì điều này! Tại sao không mất tiền mua
mà lại phải đóng phí bảo hiểm?. Cuộc sống không có gì miễn phí mà tốt cả, ngoại
trừ Bảo hiểm Nhân thọ.
Bởi khi đã đều đặn tích lũy đủ số tiền cần
thiết, bạn sẽ nhận lại giá trị đáo hạn. Tức là toàn bộ số tiền bạn đã đóng góp
trả về cho bạn, bạn còn có thể nhận thêm bảo tức và lãi chia tích lũy. Giá trị
đáo hạn sẽ lớn hơn số tiền bạn đã đóng góp. Rõ ràng bạn không mất tiền mà nhận
lãi chia và được bảo hiểm miễn phí. Bảo hiểm nhân thọ không phải mua mà phải
nói tham gia thì đúng hơn!
Hơn nữa, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ
hoàn toàn không giống với các kênh đầu tư khác như chơi chứng khoán hay gửi
tiết kiệm ngân hàng… Thay vì các khoản gửi ngắn hạn, các công ty bảo hiểm huy
động nguồn vốn dài hạn từ chính các hợp đồng bảo hiểm để tiến hành đầu tư. Việc
đầu tư này chính vì vậy thường có thời gian dài hơn và phục vụ các dự án lớn
hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn rõ rệt. Trong vòng 3 năm đầu tiên tham gia bảo
hiểm, chúng ta cũng hoàn toàn có thể rút 80% số tiền trong tài khoản đã đóng để
sử dụng vào mục đích cá nhân. Số tiền còn lại được giữ lại và tiếp tục sinh lời
để bảo vệ bạn trong những trường hợp không may.
Hãy “mua” bảo hiểm vì
không có tiền
Càng khó khăn thì bạn
càng phải nghĩ tới việc mua cho mình một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ càng sớm
càng tốt.
Vì sao ư?
Bạn có hàng ngày đọc báo, thấy tin những em
bé mất cha hay mẹ, gia đình rơi vào cảnh túng bấn? Bạn có xót xa khi nhìn thầy
những cụ già không tiền hưu trí, vẫn phải hàng ngày bám đường kiếm miếng ăn?
Bạn có thấy sợ hãi khi thấy những mảnh đời nhọc nhằn khi trong nhà có người
bệnh tật, ốm đau hay thương tật do tai nạn. Nhiều lắm...
Nếu như trích 1-2 đồng kiếm được để xây
dựng quỹ còn khó, thì khi có việc cần dùng đến tiền, bạn sẽ lấy đâu ra? Lúc này
phải đi vay mượn người thân, bạn bè, rồi sau đó sẽ lại nai lưng ra trả nợ.
Tương lai gia đình sẽ thế nào nếu chỉ một rủi ro nhỏ xảy ra. Nếu như ngày nào
đó con bạn xin tiền đóng học, cha mẹ cần tiền để phụng dưỡng, bác sỹ bảo chúng
ta chi tiền để được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật…thì chúng ta cũng trả
lời rằng “không có tiền” sao?
Nếu bạn có nhiều, bạn tham gia nhiều. Nếu
bạn có ít, bạn tham gia ít. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Có thể nếu
khó khăn, mình chỉ tham gia một mệnh giá thấp, nhưng đó cũng tạo thành một ngân
quỹ nhất định để bạn không quá bị động nếu gia đình có biến cố. Còn nếu may
mắn, thì đó sẽ là một khối tài sản tích lũy cho con đường học vấn của con cái,
cho thời gian hưu trí của bạn được an nhàn, vui vẻ hơn.
Biết bao nhiêu gia đình nghèo, sinh con ra
bị bệnh, cả nhà chỉ còn tập trung vào việc vay mượn chữa bệnh cho con. Bao
nhiêu gia đình nghèo, khi người vợ hay chồng mắc bệnh thận phải bươn chải từng
đồng để chạy thận. Trước đó họ cũng vất vả tiết kiệm được 1 khoản tiền nhỏ, hy
vọng sau này cải thiện được cuộc sống. Giá như những người đó đã tham gia bảo
hiểm, trích một phần quỹ này vào bảo hiểm, thì khoản tiền họ nhận được lại từ
bảo hiểm khi biến cố xảy ra, có phải đã gánh đỡ được cho họ bao nhiêu mối lo.
Liệu bạn có thể dành ra 20.000 nghìn đồng
mỗi ngày, để có một quỹ dự phòng vài chục triệu khi gặp bệnh, hay một quỹ dự
phòng vài trăm triệu nếu xảy ra rủi ro tử vong, hay một quỹ dự phòng lên tới
vài trăm triệu khi bạn không còn khả năng lao động nữa?
Nguồn: thị trường tài chính Việt Nam