Sau
Tết, nhiều ông bố, bà mẹ phải đau đầu nghĩ cách làm thế nào để giữ tiền lì xì
cho con mà không khiến trẻ nghĩ rằng tiền đó bị bố mẹ... “tịch thu”
Tiền
mừng tuổi hay còn gọi là tiền lì xì có thể coi là một món “tài sản” lớn của trẻ.
Lo lắng con có tiền sẽ sử dụng không đúng mục đích, tiêu hoang phí hoặc đánh mất,
phụ huynh đã phải nghĩ ra “trăm phương nghìn kế” để con có thể tự nguyện đưa tiền
mừng tuổi cho mình giữ hộ.
Chị
Hoàng Thị Phượng (Đông Anh – Hà Nội) cho biết, con chị một đứa 7 tuổi, một đứa
5 tuổi, năm nào số tiền mừng tuổi các con nhận được cũng khoảng từ 4 – 5 triệu
đồng. Chị thỏa thuận với các con trước Tết là sẽ trích 10% số tiền này để
các con có thể dùng để mua sách, truyện tranh, còn lại mẹ sẽ dùng để đóng tiền
bảo hiểm nhân thọ cho các con.
“Tiền
bảo hiểm đóng mỗi năm 1 lần thu vào tầm tháng 3 nên cứ ra Tết là bố mẹ lại tập
hợp tiền mừng tuổi của cả nhà lại và đóng phí cho các con. Vợ chồng cũng giải
thích rõ cho các bé là đóng bảo hiểm để làm gì, có lợi gì cho con sau này, vì vậy
các con cũng đồng tình” – chọ Phượng nói.
Tương
tự, phụ huynh Trần Thùy Linh (Tp Việt Trì – Phú Thọ) cho biết, cứ sau Tết là chị
lại mua cho hai con mỗi bạn 1 con lợn đất để đút tiền lì xì.
“Chú
lợn này sau khi “ăn no” sẽ được bố mẹ bỏ vào tủ khóa lại để khỏi mất trộm.
Trong năm nếu các con được thưởng khoản nào cũng sẽ bỏ lợn cả. Cuối năm sẽ “mổ
lợn” trích 1 khoản mua quần áo mới, sách vở, còn lại sẽ đóng góp vào quỹ đi du
lịch của cả gia đình tổ chức mỗi năm một lần” – chị Linh cho biết.
Phụ
huynh chia sẻ cách bảo quản tiền lì xì cho con (nguồn: IT)
Phụ
huynh Phạm Thị Thanh Hải (Hà Nội) thì cho biết, năm trước con học lớp 5 thấy có
một số bạn được bố mẹ cho cầm tiền lì xì nên cũng về nhà đòi được giữ tiền. Sau
đó, chị phải giải thích là không nên cầm tiền vì điều đó sẽ gây sự chú ý
của kẻ gian, rất nguy hiểm.
“Mình
cũng cho con xem một vài clip trên mạng về việc, trẻ chỉ cầm 10.000 đồng cũng
có thể bị đánh cắp, cướp giật hoặc gây tổn thương. Trong từng thời điểm có sử dụng
tiền mình cũng nói với con để con hiểu rằng ở tuổi của con chưa nên cầm và sử dụng
tiền. Số tiền con có được mình cũng nói sẽ làm một sổ tiết kiệm gửi góp cho con
hàng năm” – chị Hải nói.
Tuy
vậy, không phải bất kỳ đứa trẻ nào cũng vui vẻ làm theo “kế hoạch” tiêu tiền của
bố mẹ. Để con yên tâm đưa tiền cho mình giữ, nhiều bậc phụ huynh đã phải
làm…cam kết với con.
Anh
Nguyễn Hà Đông (Tp Hải Dương) kể, trước khi con trai đưa cho anh giữ số tiền là
1 triệu đồng, con đã tự viết một bản cam kết trong đó ghi rõ ngày tháng, con đưa
cho bố số tiền bao nhiêu. Sau đó bắt bố ký và mẹ ký làm chứng rồi con giữ một bản,
bố giữ một bản.
“Hai
vợ chồng ký tên vào cam kết mà không nhịn được cười. Không ngờ, bọn trẻ cũng “lắm
trò” đến vậy. Sau khi giữ tiền, nếu con cần mua món gì bố mẹ thấy hợp lý thì phải
“duyệt chi” cho con” – anh Đông cười.
Chị
Trần Thùy Linh (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) thì dùng cách: số tiền lì xì của con sẽ
được cho vào một phong bao lì xì to, ghi tổng số tiền, mẹ ký vào, rồi mỗi tháng
con sẽ được lấy 100.000 đồng mua đồ theo ý mình dưới sự giám sát của mẹ.
Một
bản ký nhận giữ tiền lì xì cho con đang được chia sẻ trên mạng xã hội (nguồn:IT)
Trong
khi đó, chị Nguyễn Hoa Nhi (Hà Nội) lại có chiêu “độc” để cả mẹ, cả con không
phải nghĩ đến vấn đề tiền lì xì nữa. Chị Nhi chia sẻ, năm nay nhà chị có khẩu
hiệu không nhận tiền lì xì, chỉ nhận lời chúc.
“Toàn
bố số tiền lì xì đáng ra mẹ phải mang đi mừng tuổi thì cho các con bỏ lợn tiết
kiệm. Năm nay, thấy hình ảnh các con bắt tay cảm ơn các cô chú và giải thích vì
sao chúng con không muốn nhận lì xì và chỉ xin nhận lời chúc mình cảm thấy rất
tự hào về con” – chị Nhi chia sẻ.
Nguồn:
danviet.vn